Đầu năm 2022, với sự bùng nổ của công nghệ các công cụ về sáng tạo nội dung lẫn hình ảnh của AI cũng dần hình thành. Những công cụ AI phổ biến là Stable Diffusion, Midjourney và DALL-E 2 để tạo dựng hình ảnh bằng văn bản hay là những trợ lý ảo “Chatbot” OpenGPT có khả năng đàm thoại giống con người.
Chỉ một năm sau đó, các chuyên gia, tổ chức và chính phủ đưa ra nhiều cảnh báo về việc những công nghệ này sẽ gây ra những rủi ro gây ảnh hưởng nặng nề cho xã hội và nhân loại – từ mất việc làm do tự động hóa đến phá vỡ các quy trình dân chủ và tự động hóa trong vũ khí,chiến tranh.
Những trợ lý ảo “Chatbot” OpenGPT
Vào tháng 7/ 2023, ba công ty lớn trong ngành phát triển trí tuệ nhân tạo là Google, Microsoft và OpenAI đã thành lập “Diễn đàn Mô hình Biên giới” để quản lý việc phát triển AI. Trong khi đó, vào tháng 11/2023, 28 chính phủ đã ký “Tuyên bố Bletchley” , là “tuyên bố quốc tế đầu tiên để giải quyết vấn đề tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ” thừa nhận rằng tiềm năng của trí tuệ nhân tạo là “ nguy cơ thảm khốc đối với nhân loại”.
Là một phần của ấn bản “Một năm nhìn lại” của trang web về kiến trúc ArchDaily, họ đã hỏi chính trí tuệ nhân tạo ChatGPT để đưa ra dự đoán về xu hướng về kiến trúc từ năm 2023 trở đi. Một điểm cần phải lưu ý đó là chatbot của OpenAI cho tới thời điểm hiện tại chỉ có thể “cung cấp thông tin và ví dụ dựa trên những nội dung mà nó đã đọc, thay vì cung cấp những ý kiến và phân tích mang tính thẩm mỹ”. Thông qua buổi “phỏng vấn” với chí tuệ nhân tạo này, trang web Archdaily muốn khuyến khích các kiến trúc sư và nhà thiết kế đón nhận và sử dụng, áp dụng những công nghệ này vì lợi ích của kiến trúc sư ngay từ giai đoạn phát triển ban đầu, thay vì sau đó phải chịu tác động của sự gián đoạn của các mô hình việc mới hình thành do tác động của công nghệ sau này.
Những câu lệnh và khuynh hướng trong Kiến Trúc
*Bốn mẫu nhà sử dụng mã nguồn mở của Alejandro Aravena
Vào năm 2016, kiến trúc sư người Chi-lê Alejandro Aravena phát hành bản thiết kế của bốn dự án nhà ở xã hội sử dụng nguồn mở trên trang ELEMENTAL với ý tưởng là các kiến trúc sư và công chúng trên toàn thế giới có thể học hỏi từ chúng. Tuy nhiên, ngoài các kiến trúc sư ra chỉ một số ít những người có chuyên môn kỹ thuật để đọc bản vẽ và càng ít hơn những người có đủ khả năng để có thể xây dựng chúng. Tương tự, ChatGPT và nói rộng ra là bất kỳ công nghệ trí tuệ nhân tạo nào cũng sẽ không thể thay thế con người nhưng sẽ cung cấp lợi thế cho những người biết cách sử dụng chúng.
Sự phát triển bùng nổ của các trí tuệ nhân tạo gần đây đã chế tạo ra hàng loạt hình ảnh ngân hàng hình ảnh AI gây ảnh hưởng trực tiếp tới các chuyên gia thiết kế (họa sĩ minh họa, nhà thiết kế và công ty cung cấp ảnh). Mặt khác, trí tuệ nhân tạo đã hình thành một chuyên môn mới mang tên là: “người ra lệnh” – những cá nhân có kỹ năng sử dụng những câu lệnh hay còn gọi là “Prompt” trong tiếng anh để giúp định hướng, điều khiển AI sản sinh ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu, mong muốn đặt ra. Một ví dụ điển hình đó là khả năng chuyển hóa văn bản thành hình ảnh. Tính năng này rất là phổ biển và kết quả mà chúng làm được rất tuyệt vời khiến cho nhiều người nghĩ rằng bất kỳ ai có khả năng tiếp cận với công nghệ cũng có thể làm được. Nhưng bởi vì những tác phẩm đó được hình thành dựa trên những câu lệnh “Promt” người sáng tạo những tác phẩm đó sử dụng và chúng hầu như không được chia sẻ công khai – Đó là giá trị của “người ra lệnh”.
*Ảnh minh hoạc các câu lệnh để yêu cầu AI tạo ra ảnh
Nền tảng kiến thức của các trí tuệ nhân tạo như Midjourney và ChatGPT được thu thập bằng cách đọc dữ liệu của hàng triệu trang web, do đó, cả chương trình trả lời dựa trên câu lệnh và quá trình đào tạo của chatbot đều phản ánh trạng thái hiện tại của dữ liệu trên internet. Theo số liệu thống kê của Statista, 63,7% trang web trên internet được viết ở tiếng Anh, điều này dẫn đến khuynh hướng trả lời của ChatGPT sẽ “nghiêng về quan điểm của phương Tây và hoạt động tốt nhất bằng tiếng Anh” điều mà OpenAI gần đây đã thừa nhận .
Kiến thức về kiến trúc của những công nghệ này phản ánh cùng một độ chệch: các hình ảnh Midjourney tạo ra dựa trên dựa trên những câu lệnh như “[thể loại] được thiết kế bởi [kiến trúc sư]” từ các kiến trúc sư thế giới đứng đầu tạo ra kết quả thẩm mỹ chính xác hơn. Sự khác biệt này không phải do thành kiến về chủ nghĩa thực dân hay phân biệt chủng tộc mà là do dữ liệu được thu thập thông tin của mô hình về các kiến trúc sư này lớn hơn và có kết quả tốt hơn so với khi được yêu cầu bắt chước phong cách cụ thể của các kiến trúc sư Mexico, Nam Phi hoặc Ấn Độ.
Kiến trúc “khuôn mẫu”
Trí tuệ Nhân tạo được đào tạo bởi con người nhưng vượt qua khả năng của chúng ta khi chúng có thể xử lý một lượng lớn dữ liệu, nhận diện các mô hình phức tạp và đưa ra quyết định dựa trên xác suất thống kê. Các dự án
thiết kế kiến trúc xây dựng phụ thuộc chủ yếu vào các yêu cầu có thể dự đoán được đó là tối ưu hóa ngân sách, nguồn lực, vật liệu, tốc độ xây dựng và đạt được sự nhân rộng nhanh chóng của các hoạt động thương mại của công ty. Do vậy có thể nói là khả năng tự động hóa trong thiết kế kiến trúc là cao rất cao, đặc biệt là trong các dự án bất động sản.
Trí tuệ Nhân tạo có thể thậm chí tối ưu hóa các quy trình và các yêu cầu đó bằng cách xác định các mô hình mới thậm trí là các quy trình mới mà chúng ta chưa biết. Tuy nhiên, không phải bất kì dự án kiến trúc nào cũng được cấu thành mà chỉ tính tới hiệu quả hay những yêu cầu trên mà còn nhiều yếu tố ảnh hưởng khác. Những yếu tố này đến từ xu hướng thẩm mỹ, xu hướng thị trường, chiến dịch tiếp thị, ý kiến công cộng chung và của các bên liên quan – đặc biệt là khách hàng, nhà phát triển, kiến trúc sư và nhà quản lý. Miễn là con người là chủ thể đưa ra quyết định cuối cùng của dự án, thì trí tuệ nhân tạo vẫn sẽ chỉ là công cụ hỗ trợ cho những ý kiến, thiết kế gốc của con người.
Vì vậy, câu hỏi cần phải được đặt ra: Công nghệ Trí tuệ Nhân tạo có thể thay thế các kiến trúc sư không?
*Ảnh minh họa được tạo bởi Adobe Photoshop AI Generative Fill
Trong khi nước Singapore và Dublin đã tung ra các bản sao kỹ thuật số của họ và áp dụng trí tuệ nhân tạo để có thể dự đoán các sự kiện cũng như xu hướng trong tương lai, thì nhiều quốc gia vẫn chưa đảm bảo được nguồn nước sạch cũng như cung ứng điện đủ cho người dân. Vì kiến trúc phản ánh xã hội (chứ không phải ngược lại), sự bất bình đẳng xã hội rõ rệt mà chúng ta đang sống sẽ tiếp tục được phản ánh trong kiến trúc mà chúng ta xây dựng: một số công trình được thiết kế hoàn toàn bằng trí tuệ nhân tạo, một số khác được chế tạo bằng tay và các mô hình vật lý trong văn phòng của kiến trúc sư, và đại đa số còn lại sẽ được làm tại chỗ bằng giấy và bút chì mà không hề có kiến trúc sư ở giữa. Có lẽ cả ba kịch bản đều tồn tại trong cùng một thành phố.
Nhà văn Benjamin Labatut đã nói :
« Nếu trí tuệ nhân tạo có thể suy nghĩ thì nó sẽ có điểm mù ; nếu nó có khả năng sáng tạo, nó sẽ có những giới hạn, bởi vì những giới hạn mang lại kết quả ; nếu nó có khả năng bắt chước khả năng suy luận của chúng ta, nó có thể cần (hoặc phát triển) tài năng điên rồ của chúng ta. Và nếu nó thiếu hiểu biết, thiếu đi sự quan tâm đến vẻ đẹp hay sự kinh dị mà nó có thể tạo ra thì sẽ thật ngu ngốc nếu đặt bản thân chúng ta vào tay của AI. »
Tương lai của kiến trúc nằm ở điểm giao thoa giữa đổi mới công nghệ và ý định của con người. Cuối cùng, tác nhân của con người—xã hội dân sự, chính trị gia và các bên liên quan—có ảnh hưởng đáng kể. Tiến trình lịch sử không được viết bằng đá mà được định hình bởi những quyết định được đưa ra ngày nay, đặc biệt nếu AI ảnh hưởng đến túi tiền của chúng ta.
Khi đó, kiến trúc trở thành kết quả của các quyết định tập thể, trong đó những tiến bộ của AI giao thoa với khát vọng và giá trị của xã hội. Chính trong sự tương tác này mà sự phát triển và tác động của kiến trúc tìm thấy sự cộng hưởng và ý nghĩa của chúng.
Nguồn : Nicolás Valencia – Arch Daily